Tập thể tiêu biểu về hoạt động khoa học công nghệ của tập thể Viện Nuôi trồng Thủy sản

  • 08-12-2021
  • /
  • Quản trị website
  • 19304
  • Tin tức

Hoạt động khoa học công nghệ là một trong 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm (đào tạo, khoa học công nghệ và phục vụ cộng đồng) của các cơ sở giáo dục đại học hiện nay nói chung và Viện Nuôi trồng Thủy sản – Trường Đại học Nha Trang nói riêng. Trong những năm học gần đây mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 rất phức tạp nhưng hoạt động khoa học công nghệ của tập thể Viện Nuôi trồng Thủy sản luôn đạt được những kết quả rất cao, đứng đầu trong Nhà trường.

Tập thể tiêu biểu  về hoạt động khoa học công nghệ  của tập thể Viện Nuôi trồng Thủy sản

Viện Nuôi trồng Thủy sản là một trong những đơn vị có hoạt động khoa học công nghệ đứng đầu Nhà trường về tất cả các lĩnh vực như đề tài/dự án các cấp (Trường, Tỉnh, Bộ, Nhà nước); chuyển giao công nghệ và khảo nghiệm, thử nghiệm; bài báo trong nước và quốc tế; báo cáo khoa học hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học; tổ chức và tham dự hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế; hợp tác nghiên cứu với doanh nghiệp, trường, viện và địa phương; các hoạt động khoa học công nghệ khác.

I. Một số kết quả chủ yếu của hoạt động khoa học công nghệ trong năm học 2020 – 2021 của Viện Nuôi trồng Thủy sản như sau:

1. Giờ nghiên cứu khoa học của Viện đạt 44.033 giờ/định mức 14.779 giờ (Viện đạt tỷ lệ 297,94%).

2. Số lượng đề tài các cấp: 32 đề tài (Nhà nước: 01; Bộ và tương đương: 09; Tỉnh: 09; Trường và tương đương: 13). Tỷ lệ đề tài/giảng viên của Viện đạt 0,91 đề tài/giảng viên so với kế hoạch định mức của Nhà trường là 0,13 đề tài/giảng viên (Viện đạt tỷ lệ 700%).

3. Số lượng bài báo quốc tế: 20 bài báo. Tỷ lệ bài báo quốc tế/giảng viên/năm học đạt 0,57 so với kế hoạch định mức của Nhà trường là 0,12 bài báo quốc tế/giảng viên/năm học (Viện đạt tỷ lệ 475%).

4. Số lượng bài báo trong nước: 21 bài báo. Tỷ lệ bài báo quốc tế/giảng viên/năm học đạt 0,60 so với kế hoạch định mức của Nhà trường là 0,30 bài báo quốc tế/giảng viên/năm học (Viện đạt tỷ lệ 200%).

5. Số lượng báo cáo khoa học hội nghị quốc tế là 8 báo cáo và hội nghị trong nước là 15 báo cáo.

6. Tổ chức Hội thảo cấp Viện: “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên giáp xác chân chèo biển Việt Nam” (hội thảo trực tuyến).

7. Tổ chức Hội thảo cấp Viện: “Hội thảo Khoa học sinh viên” (hội thảo trực tuyến).

II. Một số kết quả nổi bật (mới) trong năm học 2020 - 2021

1. Hợp tác với Công ty TNHH CJ VINA AGRI triển  khai khảo nghiệm thức ăn nuôi thương phẩm cá biển.

2. Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Bộ Giáo dục & Đào tạo (2022-2024): Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất, chế biến và thương mại một số loài thuộc họ cá khế (Carangidae) tại khu vực Nam Trung Bộ (Giảng viên Viện Nuôi trồng Thủy sản tham gia xây dựng và quản lý chương trình).

3. Đề tài Quỹ gen cấp Quốc gia: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cá thòi lòi (Periophthalmodon schlosseri Pallas, 1770) tại Cà Mau”.

4. Chuyển giao công nghệ cho 03 Dự án NTMN: (i) Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus spp) và mô hình nuôi thương phẩm trong lồng bè theo công nghệ Na Uy phục vụ xuất khẩu tại Phú Yên (2021 – 2024); (ii) Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò huyết (Anadara granosa) tại thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh (2021 – 2023); (iii) Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò huyết (Anadara granosa) tại Tỉnh Phú Yên (2020 – 2024).

Một số hình ảnh:
Gương tiêu biểu  góp phần đẩy mạnh hợp tác đối ngoại của Viện Nuôi trồng thủy sản

Bài viết trước

Gương tiêu biểu góp phần đẩy mạnh hợp tác đối ngoại của Viện Nuôi trồng thủy sản

Bài viết liên quan

2 Sinh viên tiêu biểu - Viện nuôi trồng Thủy sản
19/11/2020

2 Sinh viên tiêu biểu - Viện nuôi trồng Thủy sản